Kinh nghiệm bảo quản tổ yến sào dinh dưỡng

LamoonNest xin được tổng hợp và chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc bảo quản yến sào để giúp tổ yến có thời gian sử dụng lâu hơn.

Như chúng ta đã biết, tổ yến tại Việt Nam nhất là yến sào Khánh Hòa được đánh giá là một trong những tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng cao được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Yến sào không còn khan hiếm và đã trở thành loại thực phẩm được ưa chuộng hiện nay trong việc tăng cướng sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản tổ yến sao cho hợp lý để giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng.

  1. Đối với Tổ yến thô còn lông nguyên chất

Tổ yến thô được thu hoạch trực tiếp từ nhà yến về vẫn còn lông và nhiều tạp chất. Trong nhà yến cũng có độ ẩm hoac cần xịt ẩm trong quá trình lấy để tránh bể tổ. Nên dòng này sau khi thu hoạch có thể khô, nhưng lúc này tổ yến sẽ có thêm một lượng nước bên trong, nếu không để ý thì khi bảo quản rất dễ gặp trường hợp yến sau một thời gian sẽ bị mốc, chuyển màu, thậm chí chuyển màu đen hoặc bị oxy hóa quá nhiều, không nên sử dụng nữa. Do đó, nếu bạn có nhu cầu mua yến thô thì nên kiểm tra tình trạng của tổ yến là khô hoàn toàn hay khô một phần. Nếu tổ yến đã bị ẩm thì phải tiến hành xử lý để bảo quản yến thô.

Và thông thường, chúng ta sẽ bảo quản yến sào như sau:

  • Để nơi sạch sẽ, thoáng mát, dễ quan sát, tránh có độ ẩm cao vì sẽ làm yến dễ bị hư và lên nấm mốc. Đối với vùng có khí hậu ẩm ướt nên đậy nắp kín sau mỗi lần dùng.
  • Không nên để ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc gần cửa kính vì ánh sáng mặt trời có thể gián tiếp chiều vào làm phá vỡ cấu trúc & các thành phần dinh dưỡng của tổ yến.
  • Có thể dùng quạt để hong khô yến bị ẩm trong thời gian khoảng từ 8 đến 12 tiếng (kiểm tra tổ yến tương đối cứng, gãy giòn thì yến đã được sấy khô hoàn toàn và có thể đem đi bảo quản bình thường).
  • Cũng có thể tự sơ chế tổ yến tại nhà bằng cách nhặt lông, tạp chất còn trên tổ, ngâm hoặc trụng nước để loại bỏ bớt tạp chất có trong yến. Khi sơ chế xong, vắt ráo ráo nước rồi cho vào hộp sạch và bảo quản như yến tươi. (trình bày bên dưới)
bảo quản tổ yến sào
Hướng dẫn bảo quản tổ yến sào đúng cách

2. Đối với Tổ yến đã qua sơ chế (đã làm sạch & sấy khô)

Tổ yến đã sơ chế là yến thô sau khi được làm sạch lông thì đem đi sấy khô, người dùng chỉ việc mua về và chưng lên là dùng được.

Tương tự như yến thô còn lông thì bạn cũng phải bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ. Không nên để yến ở chỗ kín, ẩm ướt hay nơi có ánh nắng chiếu vào vì sẽ làm tổ yến bị hỏng, lên nấm mốc và mất chất dinh dưỡng.

Yến đã sơ chế thường luôn trong tình trạng khô ráo, cứng giòn và dễ gãy. Vì thế đối với vùng có khí hậu ẩm ướt nên đậy nắp kín sau mỗi lần dùng để hạn chế yến tiếp xúc với hơi ẩm.

Tuy nhiên, yến sào Nha Trang là sản phẩm đắt tiền, có giá trị cao. Bạn nên sử dụng ngay, không nên lưu giữ quá lâu để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

  1. Cách bảo quản tổ yến sào đã làm sạch, ngâm nước – yến tươi, yến chưa chưng

Đối với yến tươi – yến chưa chưng thì sau khi qua sơ chế bạn sẽ để vào ray đến khi ráo nước, hoặc phơi bằng quạt hay hơi máy lạnh chừng 30 – 60 phút. Phần yến sau khi ráo nước này còn được gọi là yến tươi.

Tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn muốn bảo quản yến tươi thì sẽ có những cách khác nhau để đảm bảo được chất lượng của yến:

  • Cách 1: Bạn cho yến vào hộp kín (hoặc túi zip, nylon bịt kín) để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp khoảng 4ºC, có thể bảo quản được hơn 7 ngày.
  • Cách 2: Cho yến vào túi zip hoặc nylon bịt kín để vào ngăn đông lạnh, thời gian bảo quản tới 3 – 5 tháng.
  • Cách 3: Sấy hoặc phơi thật khô yến bằng quạt hoặc máy lạnh từ 30 – 45 tiếng đồng hồ, cho vào hộp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian bảo quản bằng cách này có thể lên tới 1 – 2 năm.
  1. Cách bảo quản yến sào đã chưng

Yến chưng tại gia thì tuỳ vào thành phần dùng chung với tổ yến mà hạn sử dụng sẽ khác nhau.

  • Yến chưng với đường phèn hoặc không đường thì bảo quản sẽ lâu hơn. Có thể để bảo quản lạnh tối đa đến 14 ngày. (Điều kiện trước khi chưng phải tiệt trùng lọ nắp và chia nhỏ bữa dùng sẵn). Có thể bảo quản xa hơn đến 25-30 ngày khi sử dụng nước ion kiềm để chưng yến.
  • Yến chưng chung với các thành phần như: hạt sen, gừng, táo đỏ, kỷ tử,… thì tối đa không nên quá 10 ngày. Nhớ là luôn bảo quản trong các lọ đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Đối với yến đã chưng chưa dùng tới

  • Đối với yến đã chưng chưa dùng tới thì bạn sẽ cho vào hộp kín (hoặc chén có nắp đậy) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Phần yến này có thể bảo quản được trong 1 tuần.
  • Đôí với yến chưng sẵn của LamoonNest thì hạn dùng lên đến 01 năm mà không cần dùng chất bảo quản, vì chúng tôi sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại chưng hấp thanh trùng hút chân không kỹ.

Tóm lại: Lưu ý khi bảo quản yến sào

  • Khi bảo quản yến thì bạn nên cho vào hộp kín (hộp nhựa sạch có lót vật liệu hút ẩm) và để vào trên cùng của ngăn mát, tránh tiếp xúc với những thực phẩm khác trong tủ lạnh. Đối với những vùng khí hậu ẩm ướt, nhớ luôn đậy nắp hộp thật kín sau mỗi lần dùng.
  • Tổ yến thô còn ẩm ướt để lâu sẽ dễ bị mốc và không bảo quản được lâu vì vậy mọi người phải chú ý kiểm tra độ ẩm của tổ yến thô và phải luôn trong tình trạng khô ráo, cứng giòn.
  • Với tổ yến sào chưa được sấy khô hay sấy khô chưa hoàn toàn, tốt nhất nên để vào ngăn đá của tủ lạnh sẽ có thể bảo quản được trong thời gian khá dài.
  • Tốt nhất bạn nên sử dụng trong khoảng thời gian một nửa so với hạn sử dụng của yến mà người sản xuất cung cấp. Bởi nếu để lâu ngày dù tổ yến không bị hư nhưng chúng cũng sẽ giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như các tác dụng khác đối với sức khỏe.

Liên hệ LamoonNest SĐT/Zalo 0789708807 về cách bảo quản và sử dụng yến sào hiệu quả. Hoặc tham khảo video yến sào Lamoon .

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon chat-active-icon
chat-active-icon